Sự khác nhau giữa công nghệ Scan CCD và CIS

Sự khác nhau giữa công nghệ Scan CCD và CIS
Máy scan công nghệ CIS có sau ít hao năng lượng và có kích thước nhỏ, cho tốt độ quét nhanh hơn, trong khi công nghệ CCD cho ảnh đẹp và độ sâu màu cao hơn.

Có hai công nghệ thường được sử dụng trong máy quét: CCD (charge-couple device – thiết bị điện tích kép) và CIS (contact image sensor - bộ cảm biến hình ảnh tiếp xúc). Công nghệ CIS có sau ít hao năng lương, cho tốc độ quét nhanh hơn, nhưng CCD lại vượt trội về độ nét của ảnh. Máy quét sử dụng công nghệ CIS vẫn được sử dụng vì ít hao năng lượng (cấp điện qua cổng USB) và có kích thước nhỏ gọn. Nhưng công nghệ này không thể dùng để quét phim mà người ta sẽ dùng máy quét công nghệ CCD vì cho ảnh đẹp hơn và mức độ chuyển màu cũng mịn hơn.

Máy scan công nghệ CCD

CCD là viết tắt của cụm từ Charge Coupled Device, tạm dịch là “thiết bị tích điện kép”. Công nghệ này còn được dùng trong cả các bộ cảm biến hình ảnh của camera kỹ thuật số. Tuy nhiên, camera số dùng bộ cảm biến CCD gồm nhiều điểm ảnh cực nhỏ, được phủ một lớp lọc Bayer Pattern gồm các điểm ảnh hai màu lục, một màu đỏ hoặc hai màu lục, một màu lam đặt kế cạnh nhau. Lớp này sẽ làm độ phân giải giảm theo hệ số 2 và làm tăng độ nhiễu so với bộ cảm biến dò dòng tuyến tính. Các loại bộ cảm biến hình ảnh CCD dò bề mặt này không thích hợp để dùng cho máy quét vì chúng không quét mà lại chụp ảnh.

Dòng Kodak i2000 Series là một trong các dòng máy scan khá toàn diện. Máy scan Kodak i2420 là dòng máy tầm trung chuyên dụng dùng để scan tài liệu, scan thẻ nhựa, scan giấy dài. Tốc độ của máy rất nhanh lên tới 40 trang/phút cho kích thước khổ A4, độ phân giải tối đa có thể đạt được lên tới 600dpi.

Máy scan Kodak i2420

Kodak i2420 thích hợp cho văn phòng, trường học,...Giá tham khảo:  23.000.000đ

| Xem thêm: Máy scan Kodak i2420

Máy scan công nghệ CIS

Các máy quét CIS thường nhỏ và không đắt tiền vì không có hệ thống quang học (không có ống kính, gương, đèn và không có con chip chuyển đổi A/D). Chip CIS thường có nguồn sáng đèn LED tích hợp trong chip với bộ cảm biến. CIS thường được sử dụng trong máy quét dạng khay nạp ADF.

Các loại máy quét phổ thông thường dùng bộ cảm biến công nghệ CIS. Một con chip CCD được kết hợp với một ống kính Selfoc 1:1 đặt rất gần và một hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED, tất cả được lắp đặt vào một môđun gọn nhẹ. Các môđun này không đắt tiền lắm và được sản xuất với số lượng rất nhiều cho thị trường máy quét khay kính phẳng (có đầu quét di chuyển qua mặt giấy cố định). Môđun này gồm nhiều chip CCD riêng biệt, mỗi chip có 200-300 điểm ảnh, được nối đối tiếp cạnh nhau để tạo thành một dòng CCD thường dài đến 210mm (thích hợp cho khổ giấy A4).

Ánh sáng trên những môđun CIS này được phát ra qua một thanh ánh sáng mà ở mỗi đầu có một đèn LED 3 màu. Thanh ánh sáng này có lỗ cách nhau không đều, dùng để phát ánh sáng, để đảm bảo phân phối ánh sáng tương đối đều theo chiều dài của môđun.

Đèn LED chất lượng cao dùng trong các loại máy quét cao cấp cũng khắc phục được một điểm thiếu hụt khác mà máy quét CIS thường bị so với máy quét CCD, đó là gam màu nhỏ hơn. Máy quét CIS chất lượng cao sẽ rất giống với máy quét CCD về mặt độ chính xác màu và gam màu.

Điển hình cho công nghệ Scan CIS là các dòng máy scan Canon DR-F120, DR-C225, DR-C240, DR-6030C,...với tốc độ quét từ 20-60 trang/phút (trắng đen - màu, 200 dpi), tối đa lên tới 600 dpi đối với khổ giấy A4.

Máy scan Canon DR-C225

| Xem thêm: Máy Scan Canon DR-C225
Vẫn còn một vấn đề khác biệt cơ bản giữa hai loại công nghệ này là độ sâu tiêu điểm của bộ cảm biến CIS thì rất nhỏ, thường chỉ là một phần mười của 1mm. Do đó cần phải áp tài liệu gốc sát với mặt kính quét, gây ra nhiều vấn đề như bị dính bụi, bẩn, vết trầy làm giảm chất lượng hình ảnh và có thể làm hư bản gốc.

Tóm lại, từ trước đến nay đã có rất nhiều tranh cãi sôi nổi về hai loại công nghệ CCD và CIS trong lĩnh vực máy quét. Tuy nhiên, mỗi loại máy quét tốt hay không tốt còn tùy theo người dùng hay hãng cung cấp. Nhưng cuối cùng, quyết định chọn mua còn tùy thuộc vào nhu cầu và túi tiền của khách hàng.
Nguồn: Tổng hợp



Tư vấn